Bổ sung collagen ngày nay được đánh giá là một liệu pháp làm đẹp giúp “níu giữ” tuổi xuân, đẩy lùi quá trình lão hoá. Uống collagen gây buồn ngủ không là thắc mắc của không ít người, đặc biệt những ai có thói quen uống collagen vào buổi sáng. Bài viết sau đây sẽ bật mí câu trả lời cho câu hỏi trên!
Uống collagen gây buồn ngủ có thật không?
Collagen cấu tạo chủ yếu từ ba acid amin: glycine, proline và hydro yproline. Trong đó, glycine chiếm tỷ lệ cao nhất. Glycine có trong collagen được chứng minh về khả năng hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, glycine giúp giảm nhiệt độ cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tuy nhiên, hàm lượng glycine trong các sản phẩm bổ sung collagen thường không đủ cao để gây ra tác động mạnh mẽ lên giấc ngủ. Do đó, việc uống collagen thực tế thường không gây tác dụng buồn ngủ. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, tuy nhiên điều này thường liên quan đến các thành phần khác trong sản phẩm hoặc do sử dụng collagen với liều lượng lớn.
Tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung collagen
Collagen được đánh giá là một liệu pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng collagen, cụ thể:
- Rối loạn tiêu hóa: Một số người có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy khi sử dụng collagen.
- Phản ứng dị ứng: Collagen thường được chiết xuất từ động vật như bò, gà hoặc cá. Với những ai cơ địa dị ứng có thể xuất hiện triệu chứng như ngứa, phát ban, thậm chí khó thở sau khi dùng collagen.
- Tăng canxi huyết: Một số sản phẩm collagen, đặc biệt là collagen có nguồn gốc từ hải sản, có thể chứa hàm lượng canxi cao. Bổ sung collagen với liều lượng cao có thể làm tăng canxi trong máu, gây mệt mỏi, buồn nôn và đau xương.
- Ảnh hưởng tới vị giác: Một số dòng collagen có mùi vị khó chịu, vị tanh gây cảm giác khó chịu khi sử dụng.
- Tăng nguy cơ sỏi thận: Việc bổ sung collagen quá mức có thể làm tăng lượng oxalate trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Đặc biệt trên những đối tượng bệnh nhân có tiền sử sỏi thận.
- Tương tác thuốc: Collagen có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây ra các phản ứng không mong muốn.
Hướng dẫn cách bổ sung collagen đem lại hiệu quả
Để tăng cường khả năng hấp thu và tối ưu hoá hiệu quả khi bổ sung collagen, hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, việc uống collagen đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo việc bổ sung collagen mang lại kết quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe:
- Thời điểm uống: Nên uống collagen khi dạ dày trống, chẳng hạn như vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30–60 phút. Điều này giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu collagen.
- Liều lượng: Tuân thủ liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Lạm dụng collagen có thể làm tăng nguy xảy ra tác dụng không mong muốn.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Bổ sung collagen nên kết hợp chế độ ăn uống cân bằng các nhóm dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao và ngủ đủ giấc. Điều này hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen tự nhiên trong cơ thể.
Mặc dù uống Collagen gây buồn ngủ ở một số trường hợp, nhưng hiện tượng này thường không phổ biến và liên quan đến hàm lượng glycine trong collagen. Mặc dù glycine trong collagen hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng lượng glycine trong các sản phẩm bổ sung collagen thường không đủ lớn để gây tác dụng mạnh mẽ. Nếu bạn gặp phải hiện tượng buồn ngủ khi uống collagen, có thể là do liều lượng cao không phù hợp với cơ thể hoặc mẫn cảm với các thành phần khác trong sản phẩm. Do đó, trước khi sử dụng, hãy tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong sản phẩm để tối ưu hóa hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.