Bật mí 12 công dụng của cây sả mà ít ai biết đến

Đánh giá

Đối với người Việt chắc hẳn ai cũng quá quen thuộc với cây sả; loại cây được xem là gia vị không thể thiếu trong đa số những món ăn thức uống hằng ngày. Riêng nói về công dụng của cây sả, loại cây này luôn được đánh giá cao về những lợi ích mang lại trong cuộc sống.

Vậy bản chất của cây sả như thế nào? Sả được sử dụng cho những món ăn, thức uống gì? Đặc tính ra sao? Hãy cùng Madefresh

tìm hiểu rõ hơn về loại cây trồng tự nhiên qua một vài chia sẻ dưới đây nhé.

Bản chất của cây sả

Cây sả thực chất là một trong những loại cây sống tự nhiên, đặc biệt là những nơi có khí hậu nhiệt đới. Khác với những loài cây trồng thường niên khác, cây sả thường sẽ phát triển khá chậm và ngoài ra còn được thu hoạch chủ yếu vào giữa mùa hè.

Sả có đặc tính cay, nồng và thường được làm gia vị chính cho nhưng món ăn vặt như ốc, ếch,… Bên cạnh đó, một số bộ phận khác của sả cũng được tận dụng làm tinh dầu rất tốt cho sức khỏe.

12 Công dụng của cây sả

1. Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Nói về các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa thì loại cây này được xem là giải pháp cực kỳ hiệu quả. Trong đó chứng đầy hơi, hôi miệng thường áp dụng cây sả để giúp tiêu giảm các triệu chứng liên quan khá tốt.

Hơn nữa, loại trà hay tinh dầu từ tinh dầu sả còn có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Chữa trị dứt điểm tình trạng buồn nôn, ăn không tiêu, tiêu chảy,…

2. Ngăn ngừa ung thư

Theo các chuyên gia thì thành phần hoạt chất Citral có trong cây sả mang khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra trong tinh dầu sả còn có chứa đựng hợp chất beta-carotene mang đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn ung thư rất tốt.

3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Cây sả luôn được xem là vị cứu tinh cho chị em phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt. Thông thường tình trạng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Để làm giảm tình trạng này, chị em phụ nữ chỉ cần dùng một vài giọt tinh dầu sả pha thành hỗn hợp nước uống sẽ giúp tiêu giảm triệu chứng liên quan ngay tức thì.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc thành nước uống mỗi ngày cũng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, làm ấm bụng hơn; qua đó giảm thiểu hiện tượng đau bụng kinh.

4. Điều hòa huyết áp

Với những người đang mắc phải bệnh huyết áp cao, hoặc có tiền sử về bệnh tim mạch thì việc uống 1 ly nước ép sả mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp cực kỳ tốt.

Hơn nữa, các hoạt chất chống oxy hóa khác chứa trong sả cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao; đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra ở người mắc bệnh tim mạch.

5. Tinh dầu sả giúp thư giãn, đuổi muỗi

Tinh dầu sả luôn là sự lựa chọn ưu tiên của người dùng khi tìm mua loại tinh dầu cho ngôi nhà của mình.

Với hương thơm cay thơm dịu nhẹ, loại tinh dầu này tạo cảm giác thoải mãi, thư giãn cho người dùng. Đồng thời tinh dầu sả còn luôn được áp dụng cho việc xua đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả.

6. Đặc tính kháng viêm

Trong thành phần của sả có chứa đựng bao gồm các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm khá tốt.

Chính vì điều đó, các chuyên gia nhận định loại tinh dầu từ sả có thể dùng làm sát khuẩn cho các vết thương nhẹ, nhiễm khuẩn staph,… hiệu quả tốt.

Hơn nữa, khi dùng tinh dầu sả pha loãng với nước nóng cũng có thể dùng để điều trị tình trạng nấm ở da chân.

7. Tiêu giảm chứng đau cơ, khớp

Sử dụng tinh dầu được chiết xuất từ cây sả thoa trực tiếp lên nơi đau nhức xương khớp cũng giúp làm giảm triệu chứng rất tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp một số loại tinh dầu khác để dùng xông hơi, tạo cảm giác thư giãn cho đầu óc.

8. Cây sả chứa nhiều dưỡng chất

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, trong một chén sả 100gram có chứa đựng khoảng 10% lượng khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, kali,… Bên cạnh đó, Mangan được xem là loại dưỡng chất dồi dào nhất trong thành phần của sả.

Nhờ vào đó mà sả thường được áp dụng trong các bài thuốc điều trị các bệnh loãng xương, chứng thiếu máu hay rối loạn kinh nguyệt.

9. Chữa trị đau bụng tiêu chảy

Sả có đặc tính ấm, vị hơi chát; thường sẽ được dùng trong một số bài thuốc chữa trị chứng đau bụng, tiêu chảy do lạnh rất tốt. Khi sử dụng chỉ cần sắc thành thuốc và pha cùng với một số nguyên liệu thảo dược khác là được.

10. Hỗ trợ giảm cân

Với đặc tính như trái ớt, nhiều người dùng vẫn hay áp dụng sả trong các dạng thức uống giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Hơn nữa, sả cũng có thể giúp lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất. Qua đó việc giảm cân cũng trở nên dễ dàng, an toàn hơn.

11. Giúp khử mùi hôi 

Cây sả, bạc hà hay một số loại cây trồng tự nhiên khác luôn được nhiều người sử dụng cho việc loại bỏ mùi hôi khó chịu trong phòng, tủ lạnh hay quần áo rất tốt.

Đặc biệt, khi bạn pha loãng tinh dầu sả với một ít nước nóng rồi đem tắm cũng sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu trên cơ thể hiệu quả rõ rệt.

12. Thải độc cho cơ thể

Để giúp thanh lọc, đào thải mọi độc tố trong cơ thể thì bạn có thể dùng sả hoặc tinh dầu được chiết xuất từ loại cây này sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra sả còn được dùng để giải rượu hiệu quả ngay tức thì, giúp cho người say trở nên tỉnh táo đồng thời giảm triệu chứng đau đầu khá tốt.

Tác dụng phụ của cây sả

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng với liều lượng quá nhiều hoặc sai mục đích cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Tránh việc hít hoặc uống tinh dầu trực tiếp Với đặc tính ấm, nồng của sả nếu bạn hít hoặc uống trực tiếp mà chưa pha loãng sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ tránh sử dụng sả cho nhiều mục đíc  h khác nhau. Điều này sẽ khiến cho vùng tử cung bị kích thích, qua đó làm tăng khả năng bị sảy thai.
  • Sả có tính ấm nên chỉ được dùng cho việc điều trị các dạng bệnh do hư hàn.

Bà bầu có ăn sả được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đối với trường hợp phụ nữ trong giai đoạn mang thai tránh sử dụng sả. Việc sử dụng sả hoặc tinh dầu sả cũng sẽ khiến cho tử cung bị kích thích. Qua đó, tỉ lệ bị sảy thai cũng sẽ tăng cao gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Uống nước sả gừng có tác dụng gì?

Đặc tính ấm của sả khi kết hợp với gừng tạo thành hỗn hợp nước uống sẽ giúp giải cảm rất tốt. Đồng thời đối với những bạn nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt có thể dùng loại thức uống này mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Với trẻ nhỏ khi bị sốt, cảm cúm thông thường có thể dùng thức uống này để giải cảm, làm tiêu giảm các triệu chứng liên quan hiệu quả tốt.

Cách bảo quản sả được lâu dài

Khi bảo quản cây sả trong thời gian dài, bạn chỉ cần cắt bỏ phần đầu và ngọn của sả. Sau đó, cắt sả ra từng khúc nhỏ và đựng tất cả trong bọc kín.

Cuối cùng chỉ cần bỏ vào trong ngăn đá của tủ lạnh và bảo quản trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ những phần lá bị úa vàng, già để giữ cho độ tươi của lá sả khi bảo quản.

Cây sả chế biến món ăn gì?

Nói về sả trong ẩm thực, thực sự đây là một trong những loại gia vị được áp dụng trong hầu hết các món ăn phổ biến của người Việt. Sả có thể sử dụng mọi bộ phần để chế biến ra các món ăn, thức uống khác nhau.

 


Một số món ăn phổ biến như ếch xào sả, gà kho sả, nước sả gừng,… Với độ phong phú trong việc chế biến ra các món ăn, thức uống ngon miệng; cây sả đã dần trở thành loại nguyên liệu không thể thiểu trong những bữa ăn hằng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.