Collagen là dưỡng chất quan trọng giúp duy trì làn da khỏe đẹp, nhưng liệu uống collagen có làm thay đổi nội tiết không? Nhiều người lo ngại rằng uống collagen có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Liệu điều này có đúng hay không? Tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài đăng sau đây!
Uống collagen có làm thay đổi nội tiết không?
Nhiều người khi sử dụng collagen lo lắng có thể bị rối loạn hormone, dẫn đến nổi mụn hoặc rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên điều này thực tế lại không hề đúng:
Thứ nhất, collagen chỉ là protein, không phải hormone
Collagen không phải là hormone, nó chỉ đơn thuần là một loại protein cấu trúc, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein trong cơ thể và có vai trò quan trọng với da, xương, sụn, mạch máu. Bản thân collagen không chứa estrogen, progesterone hay testosterone, nó không tham gia vào quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy bổ sung collagen không làm thay đổi nội tiết tố.
Thứ hai, không có nghiên cứu nào chứng minh collagen gây rối loạn nội tiết
Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh uống collagen có thể gây tình trạng rối loạn nội tiết tố. Thông thường các sản phẩm collagen chỉ chứa protein cùng một số thành phần hỗ trợ tăng khả năng hấp thu collagen như vitamin C, kẽm, biotin,…Những thành phần này đều không có tác động trực tiếp tới hệ thống hormone trong cơ thể.
Thứ ba, collagen có thể gián tiếp hỗ trợ giúp cân bằng nội tiết
Mặc dù không tác động trực tiếp, collagen có thể gián tiếp hỗ trợ giúp cân bằng nội tiết tố nhờ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc của gan, thận. Nhờ vậy góp phần duy trì sự cân bằng nội tiết một cách tự nhiên.
- Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ: Collagen chứa glycine (acid amin có tác dụng làm dịu thần kinh) hỗ trợ giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, quá trình sản xuất hormone trong cơ thể diễn ra ổn định hơn.
- Hỗ trợ tăng cường chức năng gan: Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa hormone và đào thải độc tố. Collagen giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng độc, từ đó hạn chế tình trạng mất cân bằng nội tiết do tích tụ độc tố.
Tại sao một số người cảm thấy thay đổi nội tiết sau khi uống collagen?
Collagen tuy không phải nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn nội tiết tố nhưng không ít người phản hồi bị nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt hay tăng cân nhẹ sau khi dùng. Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố khách quan bên ngoài hay do sử dụng collagen sai cách.
Bảng thành phần tác động gián tiếp tới nội tiết tố
Một số sản phẩm collagen chứa thêm thành phần chất phụ gia, đường hoặc hormone từ động vật có thể gián tiếp tác động tới nội tiết tố:
- Collagen có nguồn gốc từ bò, heo không tinh khiết 100%: Một số loại collagen không được xử lý kỹ có thể chứa dư lượng hormone từ động vật.
- Collagen chứa thành phần chất tạo ngọt hay đường: Đường có thể kích thích sản xuất insulin, gây rối loạn nội tiết tố nữ.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Bổ sung collagen để đạt hiệu quả tối ưu cần kết hợp chế độ ăn uống và lối sống khoa học lành mạnh. Một số thói quen có thể vô tình gây rối loạn nội tiết như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Dung nạp quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đường tinh luyện và chất béo không lành mạnh có thể khiến gan quá tải, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm gây rối loạn chuyển hóa.
- Thiếu ngủ và căng thẳng kéo dài: Giấc ngủ kém chất lượng hoặc căng thẳng, stress trong thời gian dài làm tăng hormone cortisol. Đây là căn nguyên gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới tái tạo collagen trong cơ thể.
- Thói quen lười vận động: Lười vận động có thể ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, gây mất cân bằng hormone và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả làn da và hệ nội tiết.
Cơ địa nhạy cảm hoặc mắc bệnh lý liên quan tới hệ nội tiết
- Phụ nữ tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn nội tiết thay đổi tự nhiên. Sử dụng collagen trong giai đoạn này khiến nữ giới lầm tưởng collagen gây mất cân bằng nội tiết.
- Người có bệnh lý về nội tiết: Những ai bị rối loạn kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc cường giáp, suy giáp có xu hướng “nhạy cảm” hơn khi bổ sung collagen so với người bình thường.
Cách uống collagen đúng cách để không ảnh hưởng đến nội tiết
Để đảm bảo collagen phát huy tác dụng tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết, cần lưu ý một số điều sau:
Chọn collagen chất lượng cao, không chứa tạp chất
- Ưu tiên lựa chọn collagen thủy phân từ cá vì dễ hấp thụ, ít chứa tạp chất hơn collagen có nguồn gốc từ bò, heo.
- Quan sát bảng thành phần, tránh lựa chọn sản phẩm collagen chứa thành phần đường, chất tạo ngọt, hương liệu nhân tạo hoặc hormone động vật để hạn chế tác động đến nội tiết tố.
Tuân thủ liều lượng theo khuyến nghị
- Theo khuyến cáo, liều lượng collagen tối ưu mỗi ngày là từ 2.500 – 5.000mg để cơ thể có thể hấp thu hiệu quả nhất, tránh tích luỹ gây độc.
- Nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc mới bắt đầu sử dụng collagen chỉ nên bắt đầu từ liều thấp nhất (2.500mg/ngày) rồi tăng dần liều khi cơ thể đã thích nghi.
- Không tự ý tăng liều quá mức vì có thể gây tác dụng phụ như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học lành mạnh
- Bổ sung đủ vitamin C, E, kẽm để tăng khả năng tổng hợp collagen.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đường và caffeine vì có thể làm mất cân bằng nội tiết.
- Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để tăng khả năng hấp thu collagen
Collagen không phải là hormone và không trực tiếp làm thay đổi nội tiết. Tuy nhiên nếu bổ sung không đúng cách hoặc sản phẩm không chất lượng kết hợp chế độ sinh hoạt không lành mạnh có thể gián tiếp tá động tới cân bằng hormone.