Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa, mẹ nên biết

Đánh giá
Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa đó là do bé nuốt phải quá nhiều khí khi bú dẫn đến đầy hơi và nôn trớ

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị trớ sữa ngay sau khi ăn khiến các bậc làm cha mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị trớ sữa

1. Do bé ăn quá nhiều


Trẻ sơ sinh có phản xạ nuốt tự nhiên khi bú mẹ. Khi ăn, lượng sữa đưa vào quá nhiều mà khoang miệng bé còn nhỏ nên dễ gây ra khó khăn khi hô hấp và trẻ dễ bị nôn vì phản xạ của cơ thể.
 
Bên cạnh đó, dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, chưa phát triển hoàn thiện nên việc bé ăn quá nhiều cũng gây ra trớ sữa. 


Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị trớ sữa 

2. Do bé ăn quá nhanh, nuốt nhiều khí
 
Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn nên khi ăn quá nhanh, ngoài việc nuốt sữa, bé còn nuốt thêm lượng không khí lớn. Khi không khí vào trong dạ dày quá nhiều, trẻ sẽ bị đầy hơi và trớ sữa.
 
3. Do bé nuốt phải nước ối của mẹ
 
Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi ở trong bụng mẹ khá phổ biến. Việc này có thể khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa trong những lần ăn đầu tiên.


4. Do bé nhiễm trùng 
 
Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị trớ. Tất cả những hiện tượng như nhiễm trùng như: nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng rốn… đều gây ra tiêu hóa và gây nôn cho trẻ.


Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa

Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị trớ sữa

5. Do bé phản ứng với thuốc
 
Trẻ sơ sinh thường phản ứng rất mạnh với thuốc có vị đắng. Khi uống thuốc, bé rất dễ bị nôn trớ. 
 
6. Do bé bị xuất huyết dạ dày
 
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể do bé bị chảy máu dạ dày. Lúc này, dịch nôn của trẻ có thể có màu đỏ hoặc nâu.
 
7. Do bé bị táo bón
 
Táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Táo bón sẽ làm con bạn đầy bụng và bé rất dễ bị trớ sữa ngay sau khi ăn.
 
Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa hiệu quả

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa

  • – Khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa, mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy để chất nôn không bị tràn vào khí quản, gây ngạt thở. Sau khi bé đỡ trớ, mẹ nên uống một lượng nước ấm nhỏ, từng ngụm một.
     
  • – Đối với những trường hợp bé bị trớ sữa thông thường chủ yếu là do ăn uống nên mẹ chỉ cần điều chỉnh cách cho bé ăn một chút
     
  • – Mẹ nên cho con ăn đủ, không ép bé ăn thêm dễ dẫn đến việc sợ ăn ở trẻ
     
  • – Chia nhỏ thức ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày thay vì mẹ cho bé ăn một lần quá nhiều
     
  • – Mẹ nên lưu ý khi cho con bú, mẹ cho con ngậm hết núm vú để tránh việc nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày.
     
  • – Bé bú xong bạn có thể ẵm bé dựa vào lưng mẹ (vì bé còn nhỏ) cho bé ợ hơi, bé còn nhỏ hơi khó, mẹ cố gắng nhé, bé lớn hơn cho bé ngồi dậy dễ ợ hơi (nhớ lót miếng khăn trên vai, có khi bé ợ ra ít sữa nhé)
     
  • – Khi bé bú xong mẹ không nên đặt con nằm ngay mà nên đợi 10 -15 phút
     
  • – Trường hợp bé ói nhiều, nhớ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Như vậy sẽ bảo vệ được hệ hô hấp của bé được sạch sẽ.
     
  • – Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị trớ sữa, mẹ hãy cho con đi khám và uống thuốc theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Vì bé sơ sinh cái dạ dày nằm ngang nên chưa diều chỉnh thức ăn, mình không chăm sóc đúng thì sẽ dễ ói hơn nữa, từ từ bé sẽ bình thường lại, các mẹ đừng lo lắng quá nha.
     
  • – Mẹ nên chú ý nếu bé thường xuyên bị trớ sữa và có những triệu chứng như: đi ngoài, sốt, quấy khóc, mệt mỏi… thì rất có thể bé bị mắc bệnh, các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ kiểm tra ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.