5 điều cần biết cho các mẹ khi [mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì]

Đánh giá

5 điều cần biết cho các mẹ khi [mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì] 2018

5-dieu-can-biet-cho-cac-me

5 điều cần biết cho các mẹ khi [mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì] 2018

Những bà mẹ mang thai lần đầu chắc hẳn sẽ có không ít lúc bối rối vì không biết mình cần làm gì, cần tránh gì. Dưới đây là 5 điều cần biết cho các mẹ khi [ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì ] 2018, chị em chuẩn bị mang thai cũng nên tìm hiểu trước.

 

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

ba-bau-3-thang-dau-nen-an-gi-2

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

 

Sau 3 tháng đầu thai kỳngười mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

 

  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
  • Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn trái cây giúp bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể, giúp cơ thể tăng chất đề kháng, phòng chống các loại virut gây bệnh. Tuy nhiên, các mẹ phải hết sức cẩn thận! Khi ăn trái cây, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách thì không những không mang lợi ích mà nó còn gây “bệnh” nữa đấy.

  • Dưa hấu

Dưa hấu có vị ngọt thanh, là món được yêu thích trong mùa hè. Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin và khoáng chất, trong dưa hấu còn chứa một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do dẫn đến bệnh tật. Dưa hấu còn có tác dụng lợi tiểu, giải độc rượu…

Tuy nhiên bà bầu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm ảnh hưởng đến dịch vị và dạ dày của bạn, khiến bạn ăn không ngon miệng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu. Thậm chí bạn cũng có thể bị tiêu chảy và các bệnh về tiêu hóa khác nếu như ăn quá nhiều dưa hấu.

 

Dưa hấu cắt ra bạn nên ăn ngay vì nếu để lâu ngoài không khí có thể khiến bạn dễ bị đau bụng. Khi ăn dưa hấu nếu như bạn chấm một chút muối thì sẽ giúp tăng thêm vị ngọt của dưa và cũng giúp tiêu hóa tốt hơn.

  • Đào

Đối với những người thiếu sắt, ăn đào có thể giúp họ bổ sung thêm lượng sắt cho cơ thể. Ngoài ra, đào cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là vitamin A, giúp tăng khả năng thị lực và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Đào cũng được coi là “vệ sĩ” bảo vệ thận, vì nó giúp làm sạch và giải độc cho thận. Nhưng ăn đào sẽ làm tăng nhiệt cho cơ thể, vì vậy những người thường cảm thấy khát và đau họng hoặc những bệnh về nhiệt thì không nên ăn nhiều đào.

15-tac-dung-tuyet-voi-cua-qua-dao-doi-voi-suc-khoe-hinh-anh1

Trái Đào rất tốt cho phụ nữ mang thai

  • Vải

Ngoài việc tốt cho hệ miễn dịch thì ăn vải còn có tác dụng thẩm mỹ, làm đẹp da. Chẳng thế mà ngày xưa Dương Quý Phi cứ thích ăn vải và bắt nước ta cống nạp mỗi khi có mùa vải. Nhưng ăn nhiều quả vải sẽ khiến bạn nóng trong người và dễ nổi mụn, thậm có nhiều trường hợp bị “say” quả vải dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh… Hơn nữa, trong quả vải chứa rất nhiều đường nên những người bị bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn loại quả này. Đối với trẻ em, bạn cũng nên cho bé ăn 3-4 quả một lần thôi nhé!

trai-vai

Trái Vải rất tốt cho phụ nữ mang thai

  • Dứa (Thơm)

Dứa là loại trái cây vừa rẻ vừa có nhiều công dụng, không chỉ ăn sống mà bạn còn có thể dùng để nấu ăn và làm nước ép. Ăn dứa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể vì trong dứa có nhiều vitamin C. Dứa cũng giúp tăng cường hoạt động của ruột, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn. Dứa có thể được xem như một món tráng miệng tuyệt vời cho gia đình bạn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dứa sẽ làm kích thích niêm mạc lưỡi, gây rát lưỡi. Một số người còn bị buồn nôn, nhức đầu hoặc bị sốc khi ăn dứa. Để ngăn ngừa tình trạng này thì bạn có thể ngâm dứa trong nước muối loãng trước khi ăn 20 phút để giảm các triệu chứng dị ứng.

 

dua3_sopm

Trái Dứa rất tốt cho phụ nữ mang thai

Có-nên-uống-sữa-bầu-khi-các-mẹ-đang-thừa-cân-so-với-tiêu-chuẩn

Uống sữa rất tốt cho phụ nữ mang thai

Những tiêu chí chọn lựa sữa bầu tốt nhất.

Để có thể chọn lựa cho mình dòng sản phẩm sữa bầu tốt nhất, các mẹ cần lưu ý tới những tiêu chí sau:

 

Chọn dòng sản phẩm có hệ dinh dưỡng đầy đủ nhất.

 

Điểm đầu tiên khi sử dụng sữa bầu chính là nhằm mang tới hệ dinh dưỡng tốt nhất cho người sử dụng. Trong suốt quá trình mang thai người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ vitamin đến các khoáng chất, axit…

 

Vì vậy khi chọn sữa bầu hãy chú ý thành phần  dinh dưỡng có trong sữa đặc biệt là các vi chất, khoáng chất, vitamin để mang lại chế độ dinh dưỡng tốt nhất giúp con khỏe mạnh.

 

Chọn dòng sản phẩm dễ tiêu hóa.

 

Nỗi ám ảnh của phụ nữ mang thai chính là cơ địa nóng hơn bình thường, đường tiêu hóa cũng trở lên khó khăn hơn. Do vậy hãy chọn những dòng sữa mát, chứa hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa người mang thai được cải thiện.

 

Chọn sữa bầu có độ ngọt vừa phải.

 

Thông thường khi mang thai người phụ nữ rất dễ bị tiểu đường thai kỳ, và đây là hiện tượng khá nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì thế hãy chọn dòng sản phẩm có vị ngọt thanh để tránh tăng đường huyết trong máu.

 

Chọn dòng sữa bầu tốt cho sức khỏe.

 

Bên cạnh chọn dòng sản phẩm có độ ngọt dịu, dễ tiêu hóa và hệ dinh dưỡng đầy đủ thì bạn cần chú ý tới thành phần giúp tăng hệ miễn dịch của mẹ bầu.

 

Thời gian mang thai là thời gian người mẹ phải chịu nhiều tác động nhất tới cơ thể. Mẹ dễ bị ốm do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cũng như dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây hại.

 

Để mẹ có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, con nhanh nhẹn và an toàn hãy chọn sản phẩm có các chất chống oxy hóa như vitamin B, vitamin E, các khoáng chất Magie, Phospho và các axit béo bão hòa đơn…

 

Để có sản phẩm sữa bầu tốt nhất mẹ cũng cần chú ý tới thành phần axit folic có trong sản phẩm. Bởi lẽ đây là chất giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về dị tật thai nhi trong những tháng đầu đời của thai kỳ.

 

Bên cạnh đó cũng đặc biệt chú ý tới thành phần DHA, Omega 3, Omega 6 xuất hiện trong sữa nếu mẹ thật sự mong con được thông minh.

 

Muốn con khỏe mạnh, thông minh, mẹ muốn một thai kỳ an toàn hãy chọn cho mình những sản phẩm sữa bầu tốt nhất. Bởi đây là sản phẩm giúp mang tới hệ dinh dưỡng đầy đủ, các chất giúp tăng cường sức khỏe và khả năng nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất.

 

  • Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữa dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

 

  • Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

 

  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, gừng, ớt, rau sam…

 

  • Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

 

Hy vọng với thông tin dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh trên đây các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng chăm sóc cho thai kì của mình. Ngoài ra, các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ sung để có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp mẹ bầu và thai nhi cùng khỏe mạnh, chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông.

XEM THÊM

  • Mỹ phẩm Nature Republic – Review 5 Kem dưỡng da Nature Republic tốt nhất
  • 7 Kem Trị Nám tàn nhang Transino Whitening C Của Nhật 2018 (Chỉ 240K)
  • Top 5 Kem Dưỡng Trắng Da Mặt Của Nhật: “Hàng Tốt Giá Bèo” Nhất (2018)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.